Ads Below The Title

DI DỜI GA NHA TRANG : " ĐẤT VÀNG LỌT VÀO TAY AI"

(VNF) - Công ty TNHH Tập đoàn Thương mại Tuấn Dung (sau đây gọi tắt là Tập đoàn Tuấn Dung) vừa báo cáo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể cho phép nghiên cứu đầu tư di dời ga Nha Trang theo hình thức PPP. Tuy nhiên, dư luận đặt câu hỏi, tại sao phải di dời nhà ga này, tại sao phải thực hiện theo mô hình BT, phần “đất vàng” sẽ làm gì, hay lại mọc lên cao ốc?

    Việc di dời ga Nha Trang đang gây nhiều tranh cãi

Nhà ga cũ sẽ thành “bảo tàng”

Theo tìm hiểu của VietnamFinance, Tập đoàn Thương mại Tuấn Dung đề xuất tự bỏ toàn bộ vốn cải tạo, xây dựng ga Vĩnh Trung tại km 1.322 tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh thành ga hỗn hợp khách - hàng, khu tác nghiệp kĩ thuật và xây dựng đường tránh ga Nha Trang.
Phương án đề xuất nghiên cứu sẽ thực hiện đầu tư dự án tuyến đường sắt tránh TP. Nha Trang và nhà ga Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa theo hình thức PPP thông qua hợp đồng BT (Xây dựng - Chuyển giao).
Để bù lại, Tập đoàn Tuấn Dung sẽ được hoàn vốn bằng quỹ đất ga Nha Trang hiện tại, tuy nhiên vẫn giữ nhà ga (công trình kiến trúc) làm bảo tàng đường sắt vì đây là công trình được xây dựng từ thời Pháp thuộc, có ý nghĩa về lịch sử, văn hóa.
Trao đổi với VietnamFinance, lãnh đạo Cục Đường sắt VN cho biết, ga Nha Trang hiện đang là ga kĩ thuật hỗn hợp khách - hàng. Ga được bố trí nằm trọn trong đường vòng bóng đèn (đường ray chạy bao quanh hình bóng đèn) với 5 đường đón gửi, kể cả 2 đường chính tuyến và 3 đường xếp dỡ hàng hóa.
Ngoài ra, còn có đường ray, khu kĩ thuật, trụ sở làm việc tại các đơn vị đầu máy, toa xe; kho hàng diện tích 320m2. Tổng diện tích đất khu vực đường vòng (hình bóng đèn) là 14,8 ha.
Theo quy hoạch đã được phê duyệt, ga Nha Trang sẽ được cải tạo, chỉ còn chức năng tác nghiệp hành khách và diện tích dành cho ga khách là 4,8ha. Cùng đó, làm cầu quay đầu máy mới để bỏ đường vòng như hiện nay. Như vậy, quỹ đất còn lại là 10ha.
Dù Tập đoàn Tuấn Dung có đề xuất như vậy, nhưng việc bàn giao và triển khai không dễ ngay cả khi có sự đồng ý từ Bộ GTVT. Bởi lẽ,  trong khu vực đường vòng hiện có nhiều cư dân sinh sống xen kẽ, sẽ rất khó khăn trong đền bù giải phóng mặt bằng để lấy lại quỹ đất, khai thác. Trong khi đó, câu chuyện đền bù còn cần có ý kiến của địa phương mới thực hiện được.

Nhà ga đang hoạt động tốt, sao phải di dời?

Trả lời về việc di dời ga Nha Trang, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết: Về chủ trương, Bộ GTVT đồng ý để Tập đoàn Tuấn Dung lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để Bộ GTVT thẩm định, trình Chính phủ, thực hiện các bước theo quy định pháp luật. Chi phí lập hồ sơ báo cáo do nhà đầu tư tự bỏ vốn.
“Việc tháo dỡ cũng như đầu tư, cải tạo hạ tầng đường sắt quốc gia thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Vì thế, Bộ sẽ báo cáo Chính phủ về vấn đề này”, Bộ trưởng Thể nói.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nhắc nhở: Nếu được thông qua chủ trương đầu tư, nhà đầu tư cũng phải tham gia đấu thầu theo Luật định. Đồng thời, nhà đầu tư cần nghiên cứu chi tiết hơn phương án tài chính, tính khả thi của dự án, xin ý kiến của TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa…
Liên quan đến quỹ đất sau khi di dời nhà ga cũ, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đặt vấn đề: "Toàn bộ quỹ đất ga Nha Trang sau khi di dời nhà ga sẽ được sử dụng vào mục đích gì? Có phù hợp với quy hoạch thành phố không? Hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng giao thông bao gồm cả giao thông kết nối như thế nào? Hạ tầng cơ sở, hạ tầng kĩ thuật khu ga mới cần đảm bảo tất cả các chức năng, nhiệm vụ phục vụ vận tải ra sao? Đặc biệt, với nền đường sắt vòng sau khi tháo dỡ, cần có phương án bảo vệ để không bị xâm phạm đất công. Tất cả các nội dung đó phải nghiên cứu kĩ”, Bộ trưởng nói.
Thời gian qua, việc di dời các cảng biển, các công trình ra khỏi thành phố để lộ những khu vực “đất vàng” khiến nhiều “đại gia” thèm khát. Vì thế, Chính phủ, các Bộ ngành đã và đang siết chặt vấn đề này. Đặc biệt là các dự án BT gây nhiều “lùm xùm” trong dư luận.
Với đề xuất của Tập đoàn Tuấn Dung, nhiều chuyên gia kinh tế và giao thông yêu cầu làm rõ về phương án tài chính, phản ứng của dân cư, xã hội. Vì hiện tại, năng lực vận tải nhà ga vẫn đảm bảo nhu cầu vận chuyển trên tuyến, không bị áp lực.
Mặt khác, ga hành khách nên ở khu vực trung tâm thành phố, tạo thuận lợi cho hành khách đi tàu mới phát triển được vận tải đường sắt. Nếu di dời toàn bộ ra ga Vĩnh Trung, cần có phương án giao thông kết nối từ nhà ga mới về khu vực trung tâm.
Hơn nữa, việc di dời đòi hỏi số kinh phí rất lớn vì không chỉ đầu tư phần hạ tầng phục vụ trực tiếp chạy tàu mà còn cả hạ tầng kĩ thuật của các đơn vị đường sắt liên quan trong khu ga.
                                                                                        Nguồn: Đinh Tịnh
                                                                                        VietnamFinance
                                                                                                    Link gốc click here

Không có nhận xét nào

Ads Inter Below The Post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Image Link [https://4.bp.blogspot.com/-BeXY2kH9dPY/XCbi4gdhrKI/AAAAAAAAGLY/Oi_42lTXVoQSeCNP3xt74u0HdcBXYSqAACLcBGAs/s320/MUI%2BTEN%2BXUONG.png] Author Name [CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM] Author Description [Những sản phẩm dưới dây tương tự sản phẩm bạn đang xem. Bạn có thể xem qua hoặc liên hệ trựt tiếp 093.6666.209 để được tư vấn.] Facebook Username [#] Twitter Username [#] GPlus Username [#] Pinterest Username [#] Instagram Username [#]